Chỉ cần thao tác 2 bước sau đây:
1. Cài driver cho keyboard là loại Fujitsu 109 Japanese USB Keyboard
2. Trong phần Language, add Japanese và chọn Input Method là Japanese
Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012
Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012
Cách tính thiên đỉnh ngày mặt trời lên thiên đỉnh vào lúc 12h trưa
Hôm nay đọc bài: Cách tính ngày mặt trời lên thiên đỉnh thấy có điều gì đó không ổn. Ban đầu thấy cách tính này khá hợp lý nhưng càng nghĩ càng thấy không ổn. Vậy là mình lần mò tự ngồi tính lại xem sao.
- Suy ngẫm 1: Nếu ta nhìn 1 cái quạt đang để chế độ quay túp năng thì rõ ràng về đến 2 rìa thấy cổ quạt quay chậm hơn. Ngồi ở góc này thấy được quạt mát lâu hơn. Vậy thì liệu Mặt trời di chuyển từ bán cầu bắc sang bán cầu nam hoặc ngược lại có phải cứ mỗi ngày thay đổi vĩ tuyến như nhau không? Hay là gần chí tuyến thì sự thay đổi này chậm lại?
- Suy ngẫm 2: Hỏi anh google cho chắc cái cụm từ Zenith calculation xem "Tây" nó có nói giống bài trên không thì nó đưa ra các loại công thức. Nào là tính đến quỹ đạo hình Elip, nào là góc khúc xạ do khí quyển, nào là trái đất k phải hình cầu, nào là các con số thập phân dài loằng ngoằng.
- Suy ngẫm 3: Nếu vậy thì phức tạp quá. Mình chỉ định xác định ngày thôi nghĩa là sai số tới 24h cơ mà. Đưa ra mấy giả thiết để tính toán cho dễ: (i) Quỹ đạo quay của Trái đất là hình tròn nhận Mặt trời làm tâm (chứ không phải quỹ đạo hình Elip nhận Mặt trời làm 1 trong 2 tiêu điểm); (ii) Trái đất cũng được giả thiết là hình cầu; (iii) bỏ qua khúc xạ cho dễ vì tính thiên đỉnh vào 12h trưa thì mặt trời đứng bóng, khúc xạ k đáng kể. Nếu vậy thì bài toán hình học sẽ đơn giản đi nhiều rồi. Bắt đầu tính nào:
Khi đó mặt phẳng quỹ đạo sẽ cắt mặt phẳng xích đạo với 1 góc bằng góc nghiêng của Trái đất là 23.45 Degrees. Giao tuyến là đường nối 2 điểm xuân phân và thu phân.
Chọn hệ trục tọa độ:
- Mặt Oxy là mặt phẳng xích đạo nhận tâm Trái đất làm gốc tọa độ. Trục Oz là trục quay của Trái đất (red)
- Trục Ox là trục nối 2 điểm Xuân phân - Thu phân (blue); Trục Oy là hình chiếu của đường Hạ chí - Đông chí (nằm trên mặt phẳng quỹ đạo) chiếu lên mặt phẳng xích đạo.
Giả sử cần tính ngày Mặt trời lên Thiên đỉnh (Ngày TĐ) cho vị trí Mylocation có vĩ độ là A (degree) ta có:
1. Khoảng cách từ Mylocation đến mặt phẳng xích đạo là R*sin(A) với R: bán kính trái đất.
2. Mặt khác, nếu tính theo ngày di chuyển của Trái đất thì ta có:
- Một năm có 365 ngày Trái đất bay đều quanh mặt trời hết 1 vòng (360) với vận tốc góc là 360/365 (degree). Vây tại Ngày TĐ thì Trái đất đã bay được 1 góc là NgàyTĐ*360/365.
- Nếu so với trục Ox thì góc này là B=(NgàyTĐ - Ngày Xuân Phân)*360/365 trên ảnh là cung màu hồng
- Chiếu vị trí Mylocation lên trục Hạ chí- Đông chí (màu green) thì khoảng cách của Mylocation đến tâm TĐ nhìn theo phương Hạ chí - Đông chí là R*sin(B).
- Do vậy chiếu Mylocation lên trục trái đất là R*sin(B)*sin(23.45) vì góc của trục Hạ chí- Đông chí tạo với mặt phẳng xích đạo 1 góc 23.45.
Do vậy ta có:
R*sin(A) = R*sin(B)*sin(23.45)
sin(B) = sin(A)/sin(23.45)
B1=arcsin[sin(A)/sin(23.45)]*360/(2*Pi)
hay (NgàyTĐ - Ngày Xuân Phân)*360/365=arcsin[sin(A)/sin(23.45)]*360/(2*Pi)
NgàyTĐ1= Ngày Xuân Phân + 365*arcsin[sin(A)/sin(23.45)]/(2*Pi)
B2= 180- arcsin[sin(A)/sin(23.45)]*360/(2*Pi)
NgàyTĐ2= Ngày Xuân Phân + 365*{Pi-arcsin[sin(A)/sin(23.45)]}/(2*Pi)
Ngày Xuân phân là 20 - 21/3
Ta sẽ có kết quả so sánh với cách tính ở bài trên http://www.thptkontum.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=403:cach-tinh-ngay-mat-troi-len-thien-dinh&catid=83:van
- Suy ngẫm 1: Nếu ta nhìn 1 cái quạt đang để chế độ quay túp năng thì rõ ràng về đến 2 rìa thấy cổ quạt quay chậm hơn. Ngồi ở góc này thấy được quạt mát lâu hơn. Vậy thì liệu Mặt trời di chuyển từ bán cầu bắc sang bán cầu nam hoặc ngược lại có phải cứ mỗi ngày thay đổi vĩ tuyến như nhau không? Hay là gần chí tuyến thì sự thay đổi này chậm lại?
- Suy ngẫm 2: Hỏi anh google cho chắc cái cụm từ Zenith calculation xem "Tây" nó có nói giống bài trên không thì nó đưa ra các loại công thức. Nào là tính đến quỹ đạo hình Elip, nào là góc khúc xạ do khí quyển, nào là trái đất k phải hình cầu, nào là các con số thập phân dài loằng ngoằng.
- Suy ngẫm 3: Nếu vậy thì phức tạp quá. Mình chỉ định xác định ngày thôi nghĩa là sai số tới 24h cơ mà. Đưa ra mấy giả thiết để tính toán cho dễ: (i) Quỹ đạo quay của Trái đất là hình tròn nhận Mặt trời làm tâm (chứ không phải quỹ đạo hình Elip nhận Mặt trời làm 1 trong 2 tiêu điểm); (ii) Trái đất cũng được giả thiết là hình cầu; (iii) bỏ qua khúc xạ cho dễ vì tính thiên đỉnh vào 12h trưa thì mặt trời đứng bóng, khúc xạ k đáng kể. Nếu vậy thì bài toán hình học sẽ đơn giản đi nhiều rồi. Bắt đầu tính nào:
Khi đó mặt phẳng quỹ đạo sẽ cắt mặt phẳng xích đạo với 1 góc bằng góc nghiêng của Trái đất là 23.45 Degrees. Giao tuyến là đường nối 2 điểm xuân phân và thu phân.
Chọn hệ trục tọa độ:
- Mặt Oxy là mặt phẳng xích đạo nhận tâm Trái đất làm gốc tọa độ. Trục Oz là trục quay của Trái đất (red)
- Trục Ox là trục nối 2 điểm Xuân phân - Thu phân (blue); Trục Oy là hình chiếu của đường Hạ chí - Đông chí (nằm trên mặt phẳng quỹ đạo) chiếu lên mặt phẳng xích đạo.
Giả sử cần tính ngày Mặt trời lên Thiên đỉnh (Ngày TĐ) cho vị trí Mylocation có vĩ độ là A (degree) ta có:
1. Khoảng cách từ Mylocation đến mặt phẳng xích đạo là R*sin(A) với R: bán kính trái đất.
2. Mặt khác, nếu tính theo ngày di chuyển của Trái đất thì ta có:
- Một năm có 365 ngày Trái đất bay đều quanh mặt trời hết 1 vòng (360) với vận tốc góc là 360/365 (degree). Vây tại Ngày TĐ thì Trái đất đã bay được 1 góc là NgàyTĐ*360/365.
- Nếu so với trục Ox thì góc này là B=(NgàyTĐ - Ngày Xuân Phân)*360/365 trên ảnh là cung màu hồng
- Chiếu vị trí Mylocation lên trục Hạ chí- Đông chí (màu green) thì khoảng cách của Mylocation đến tâm TĐ nhìn theo phương Hạ chí - Đông chí là R*sin(B).
- Do vậy chiếu Mylocation lên trục trái đất là R*sin(B)*sin(23.45) vì góc của trục Hạ chí- Đông chí tạo với mặt phẳng xích đạo 1 góc 23.45.
Do vậy ta có:
R*sin(A) = R*sin(B)*sin(23.45)
sin(B) = sin(A)/sin(23.45)
B1=arcsin[sin(A)/sin(23.45)]*360/(2*Pi)
hay (NgàyTĐ - Ngày Xuân Phân)*360/365=arcsin[sin(A)/sin(23.45)]*360/(2*Pi)
NgàyTĐ1= Ngày Xuân Phân + 365*arcsin[sin(A)/sin(23.45)]/(2*Pi)
B2= 180- arcsin[sin(A)/sin(23.45)]*360/(2*Pi)
NgàyTĐ2= Ngày Xuân Phân + 365*{Pi-arcsin[sin(A)/sin(23.45)]}/(2*Pi)
Ngày Xuân phân là 20 - 21/3
Ta sẽ có kết quả so sánh với cách tính ở bài trên http://www.thptkontum.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=403:cach-tinh-ngay-mat-troi-len-thien-dinh&catid=83:van
Địa điểm | Vĩ Độ DDMM |
Vĩ
Độ Decimal Degree |
LẦN I | Ngày TĐ1 | Chênh lệch | LẦN II | Ngày TĐ2 | Chênh lệch |
CẦN THƠ | 10002’B | 10.03333 | 30/04 | 16/04 | 14 | 14/08 | 24/08 | -10 |
NHA TRANG | 12015’B | 12.25000 | 09/05 | 22/04 | 16 | 05/08 | 17/08 | -13 |
HUẾ | 16026’B | 16.43333 | 25/05 | 05/05 | 19 | 20/07 | 04/08 | -16 |
HÀ NỘI | 21002’B | 21.03333 | 13/06 | 25/05 | 19 | 01/07 | 16/07 | -15 |
TP. HCM | 10047’B | 10.78333 | 03/05 | 18/04 | 15 | 11/08 | 22/08 | -11 |
KON TUM | 14020’B | 14.33333 | 17/05 | 29/04 | 18 | 28/07 | 11/08 | -14 |
Xuân phân/Thu phân | 0 | 0 | 21/03 | 19/09 | ||||
Hạ Chí | 23.45 | 20/06 | 20/06 | |||||
Đông Chí | -23.45 | 20/12 | 19/12 |
Như vậy, với những vị trí gần với xích đạo(như Cần Thơ) thì sai lệch nhỏ, với những vị trí xa xích đạo thì sai lệch ngày càng lớn (Hà Nội).
Với cách tính như vừa trình bày thì sai lệch chỉ 1-2 ngày so với thực tế.
Lý do sai số chính là (i) các giả thiết đưa ra và (ii) làm tròn trong quá trình tính toán.
Đây chỉ là ý kiến chủ quan của mình.
Với ai tham khảo bài viết này xin đăng nguồn trích dẫn.
Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012
Lỗi copy - paste table trong Word, excel
Máy của mình dạo này dở chứng, thỉnh thoảng không thể nào copy rồi paste giữ nguyên định dạng được.
Ví dụ, copy table rồi paste thì nó paste thành dạng text, thử dùng paste special thì nó mất toi đi mấy kiểu paste, chỉ còn lại dạng unformatted text. Cái nút Paste Option cũng không thấy đâu mặc dù đã vào Word Option chỉnh. Loay hoay cả buổi chiều. Cuối cùng đã tìm được bác sỹ chữa bênh cho nó ở đây: http://www.msofficeforums.com/word/11833-word-now-only-pasting-plain-text.html
Túm lại, gỡ thằng Skype Click-to-Call là xong, đúng là cứ bật Skype lên là dính chưởng. Gỡ riêng thằng này vẫn dùng Skype mà Word lại ngon như cũ. Bây giờ cái bệnh của Excel là nhấn copy mà không có đường viền nhấp nháy cũng đã khắc phục xong.
He he. Life is great!
Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012
Xử lý lỗi chữ bị dính liền khi mở file word được soạn thảo bởi office 2010
Mình bị mất thời gian khi nhận được file word soạn thảo trên office 2010, đó là các chữ tiếng việt cứ bị dính liền nhau. Mất cả buổi sáng hỏi anh Google mà chưa tìm được câu trả lời đành phải tự mày mò tìm hiểu. Cũng may là có 1 đồng nghiệp cũng đang quan tâm cái này nên việc thử nghiệm cũng nhanh. Cuối cùng mình cũng tìm ra giải pháp. Ơ-Rê-Ka !!!
- Nếu máy nào dùng office 2010 thì phải Sellect all, sau đó vào phần Set Languge để chọn mục "Do not check spelling and grammar". Mình đã thử nghiệm và thấy nếu đoạn nào đã tick vào mục này thì mở trên Off2007 vô tư. Còn không để ý thì cũng bị vất vả xử lý cái lỗi dính liền chữ. Vậy nên ai dùng off2010 nhớ tick vào ô trên rùi save lại trước khi gửi cho người khác nhé. Nếu không sẽ có thằng lầm bầm chửi rủa mình đó!
- Vậy thì giải pháp nào cho off2007 khi gặp phải đối tác off2010? Cũng may là mình đã tìm ra giải pháp. Mọi việc chỉ cần down file này về và cài đặt:
http://download.microsoft.com/download/9/2/2/9222D67F-7630-4F49-BD26-476B51517FC1/FileFormatConverters.exe
Nếu không mở được link trên thì vào: http://www.microsoft.com/download/en/details.aspx?id=3 để down FileFormatConverters.exe.
Thật là đơn giản nhưng hữu ích!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)